Năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu lượng lớn nhân lực trong ngành y dược

     

Dự đoán đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu lượng lớn nhân lực trong ngành y dược. Theo số liệu từ Bộ Y tế thì tính tới năm 2020, dù lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đào tạo về Y sĩ, Dược sĩ đã cao gấp 2 lần hiện nay nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ hết nhu cầu về nhân lực ngành y tế.

1. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, ngành Y tế ngày càng phát triển

Cuộc sống thay đổi ngàng càng hiện đại, kéo theo đó là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và tiêu thụ các loại dược phẩm cũng ngày càng cao. Thêm vào đó, môi trường sống bị ô nhiễm, hằng ngày con người phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại từ các thực phẩm, hàng tiêu dùng,…là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu phòng và khám chữa bệnh của người dân.

Năng lực tay nghề của đội ngũ y, bác sĩ và dược sĩ cũng ngày được nâng cao, giờ đây đội ngũ y tế trong nước đã có thể cứu chữa nhiều ca bệnh hiểm nghèo, hạn chế được việc “chảy máu ngoại tệ” khi người dân chữa khỏi được bệnh ngay tại trong nước mà không cần phải ra nước ngoài điều trị.

2. Cơ hội việc làm rộng lớn đối với nghề Y, Dược sĩ: 

Hiện nay, chúng ta đã chứng kiến nhiều bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế. Những thiết bị hiện đại, cùng với các loại dược phẩm mới ra đời giúp phần đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm, chữa được nhiều bệnh nan y, cải thiện được sức khỏe của con người, giúp con người có thể kéo dài tuổi thọ.

Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên Y, Dược ra trường nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, khiến cho ngành này luôn luôn ở trong tình trạng “khát” nhân lực.

Theo kế hoạch phát triển nhân lực của Bộ Y tế trong hệ thống khám – chữa bệnh giai đoạn từ 2015- 2020, thì cần phải bổ sung 10.887 dược sĩ ĐH và 83.851 điều dưỡng. Đạt 30% tổng số điều dưỡng có trình độ Cao đẳng và Đại học. Điều này mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho những người có dự định theo học và làm việc trong ngành Y.

Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã xác định rõ đào tạo liên thông, đào tạo theo địa chỉ được đánh giá là những loại hình đào tạo giúp đảm bảo chất lượng đầu ra, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu thực tế xã hội. Sau khi học Y, Dược sĩ hệ Trung cấp, học viên có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bằng những chương trình liên thông theo ngành đã chọn.

Không chỉ vậy, ngành Y tế cũng đã và đang phấn đấu để nhân lực trong khu vực ngoài công lập đạt tỉ lệ 10% tổng nhân lực khám – chữa bệnh. Sự ra đời của nhiều bệnh viện tư nhân với chất lượng dịch vụ ngày càng cao cũng đã tạo việc làm cho một lượng lớn lao động trong ngành này.

3. Trở thành Y sỹ, Dược sĩ, bạn cần những gì?

Trước cánh cửa cơ hội nghề nghiệp đã rộng mở đối với nghề Y, Dược, cùng thời kỳ không ngừng hội nhập với thế giới, các bạn trẻ có mong muốn trở thành Y sĩ, Dược sĩ cần tự trang bị cho mình những kiến thức sau:

- Kiến thức nền tảng vững chắc về các môn khoa học tự nhiên, trong đó, nổi bật nhất vẫn là Hóa học và Sinh học.

- Cần rèn luyện đức tính kiên trì, cẩn thận. Tránh việc hấp tấp, vội vàng.

- Khả năng khám phá, ham học hỏi. Muốn trở thành Y sỹ, Dược sĩ, bạn đừng bao giờ ngại việc phải tìm tòi, không nên thỏa mãn với vốn kiến thức của bản thân mình.

- Vốn ngoại ngữ càng phong phú thì càng có nhiều cơ hội tiếp cận những tiến bộ mới trên thế giới.

- Luôn luôn nuôi dưỡng tình yêu, sự tâm huyết với nghề. Đó sẽ là động lực để bạn vượt qua mọi thách thức gặp phải trong ngành Y, Dược.

Nguồn: AUM Việt Nam