Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2019

     
Quy định mới nhất về Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội năm 2019 của Doanh nghiệp và NLĐ, mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ qua các năm như thế nào? Hãy cùng Tìm Việc Nhanh theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
 

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội 2019 có gì mới ?

Với quy định mới về tỷ lệ đóng BHXH năm 2019 của Doanh nghiệp và NLĐ hiện nay. Mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ qua từng năm. Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam: Quy định tỷ lệ đóng, mức tiền lương đóng, đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN cụ thể như sau:

 

 Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2019 - Hình 1 

 

Khái quát tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội 2019

Như vậy, đối với doanh nghiệp hàng tháng phải chịu mức thuế như sau:

– Doanh nghiệp đóng cho Cơ quan BHXH với tỷ lệ là 23.5 % trên mức lương tham gia BHXH.

– Và đóng cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là: 2% trên mức lương tham gia BHXH.

Ví dụ: Công ty A tham gia BHXH cho 4 người, với Tổng mức tiền lương tham gia BHXH là: 26.000.000 => Như vậy hàng tháng Cty sẽ phải nộp cho:

Cơ quan BHXH = 26.000.000 x 23.5% = 8.320.000

Liên đoàn lao động = 26.000.000 x 2% = 520.000

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2019 của người lao động như thế nào?

Căn cứ vào Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật BHXH 2014, Luật việc làm 2013, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức đóng BHXH bắt buộc đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (HT); quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ); quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (LĐ); quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) áp dụng trong năm 2019 thì tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 10.5% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội 2019 được quy định như thế nào?

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Mức lương đóng BHXH:

– Là mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận.

– Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

– Đối với người làm quản lý doanh nghiệp được trả tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2019 - Hình 2

Phải tham gia bảo hiểm xã hội vì tương lai mỗi người

Phụ cấp lương phải đóng BHXH:

– Là các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

Phụ cấp đặc thù trong quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân. Cụ thể: Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội: Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TTBLĐTBXH bao gồm:

– Phụ cấp chức vụ, chức danh

– Phụ cấp trách nhiệm

– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

– Phụ cấp thâm niên

– Phụ cấp khu vực

– Phụ cấp lưu động

– Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự

Mức lương cơ sở và lương tối thiểu vùng cụ thể như sau:

– Mức lương tối thiểu vùng được xác định theo từng vùng

– Mức lương cơ sở:

+ Từ ngày 1/7/2018 – 30/06/2019: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.390.000 đ/ tháng

+ Từ ngày 1/7/2019: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.490.000 đ/ tháng

Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT theo đúng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội 2019 mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định thì sẽ bị xử lý.

Doanh nghiệp phải đóng đủ số tiền chưa đóng và chịu số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền và thời gian đóng bảo hiểm chậm.